CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU

Đăng bởi Nguyễn Văn Luân vào lúc 06/12/2021

CÁCH XÂY DỰNG MỤC TIÊU

Đối với mỗi mục tiêu viết ra phải trải qua 3 bước chính:

Bước 1. Xây dựng những mục tiêu ý nghĩa và mang tính thách thức đối với người thực hiện.
Bước 2. Xác định tính SMART của Mục tiêu.
Bước 3. Thống nhất Mục tiêu trong công ty.

Tính SMART được xác định như sau:

1. Cụ thể (S-Specific):


Tính cụ thể của Mục tiêu thường được xác định bằng 3 câu hỏi What (Làm cái gì)?, Why (Tại sao phải làm)? và How (Làm như thế nào?). Khi trả lời được cả 3 câu hỏi, chúng ta có thể tạm yên tâm là Mục tiêu của mình đã mang tính “cụ thể” mặc dù trong tuyên bố mục tiêu có thể chỉ thể hiện bằng câu trả lời cho câu hỏi What.
– What (Làm cái gì)?: Tuyển dụng 01 nhân sự Trợ lý Giám đốc phát triển kinh doanh.
– Why (Tại sao phải làm)?: Để đáp ứng yêu cầu công việc của Giám đốc phát triển kinh doanh.
– How (Làm như thế nào)?: Làm theo Quy trình tuyển dụng hiện hành.


2. Đo lường được (M-Measurable):


Mục tiêu phải đo lường được để bạn có bằng chứng về việc hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ số đo lường có thể là con số, ngày tháng….
– 01 nhân sự Trợ lý Giám đốc khối phát triển kinh doanh là chỉ số đo lường cho mục tiêu ví dụ.


3. Có khả năng thực hiện (A-Achievable):


Hãy đảm bảo chắc chắn rằng Mục tiêu bạn đặt ra là có thể thực hiện được. Nếu bạn xây dựng Mục tiêu mà hầu như không có hy vọng hoàn thành thì mục tiêu đó sẽ làm bạn thoái chí và mất tự tin. Và để đạt được mục tiêu đó, bạn cần “sở hữu” thái độ, kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên xây dựng những mục tiêu quá dễ dàng đạt được, bạn sẽ tự tạo cho mình cảm giác sợ hãi nếu đặt những mục tiêu mới “quá cao” mà mình không thể thực hiện, trong khi với những người đã có kỹ năng xây dựng mục tiêu thì với một chút nỗ lực nữa, những mục tiêu “quá cao” đó hoàn toàn có thể đạt được.
Vậy nên, cân nhắc khả năng thực thi cho một mục tiêu thách thức là việc không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng mục tiêu.
– Mục tiêu ví dụ: Để tuyển dụng được 1 nhân sự có chất lượng cho hệ thống, bạn cần nắm vững quy trình tuyển dụng và những kỹ năng nhất định để có được hồ sơ, chọn lọc hồ sơ, thực hiện các vòng tuyển dụng… Mục tiêu này đủ thách thức và ý nghĩa để tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng cho bạn.


4. Có tính thực tế (R-Realistic)


Một mục tiêu mang tính thực tế là mục tiêu đó phải hướng tới kết quả cuối cùng của cá nhân hoặc tổ chức.
– Mục tiêu ví dụ: Công việc của vị trí Trợ lý Giám đốc phát triển kinh doanh yêu cầu tốt nghiệp Đại học với mức lương tương đương bậc B1 thì chúng ta cần xây dựng Tiêu chuẩn nhân sự phù hợp đối với vị trí này. Nếu đặt yêu cầu quá cao, có thể chúng ta tuyển được người nhưng sẽ không đáp ứng mục tiêu về tiến độ tuyển dụng và chi phí cho vị trí tuyển dụng.


5. Có giới hạn thời gian (T-Timetable)


Mục tiêu của bạn cần phải có giới hạn thời gian (deadline). Một lần nữa xin nhắc lại, nó cho phép bạn biết khi nào bạn cần hoàn thành mục tiêu. Và khi bạn làm việc với deadline, chắc chắn bạn sẽ rèn luyện được tinh thần khẩn trương và kỷ luật, giúp bạn dần dần có thể đặt những mục tiêu cao hơn nữa.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)