- Viết ra các điều khoản: Khi đạt được thoả thuân ( một phương án mà cả hai bên cùng chấp thuận) thì đừng làm hỏng nó bằng cách không ghi biên bản va ký kết hợp đồng. Khả năng ghi nhớ của mọi người về những gì đã thỏa thuận sẽ không tránh khỏi những sai lệch. Ghi chép lại các điều khoản, hay ký kết hợp đồng là cách giúp chúng ta tránh được tranh chấp và nhầm lẫn trong tương lai. - Đừng khoe khoang: Không nên khoe khoang về kết quả có lợi cho mình hay tỏ ra sẵn sàng nhượng bộ thêm một điều khoản nào đó sẽ khiến đối phương nghĩ rằng mình bị thiệt và muốn đòi lại những gì đã mất. Điều đó cũng có thể tăng thêm sự kích động cho những cuộc đam phán tiếp theo ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài. Thậm chí, nó còn có thể tăng sự kích động và làm chúng ta thiệt thòi khi đàm phán với ai đó vô tình nghe được câu chuyện này. 3.4. Một số tình huống 3.4.1. Lan cần mua lại một chiếc xe đã sử dụng. Cô muốn mua từ người đã luôn thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể, đó là chiếc xe được thay dầu sau mỗi 1 nghìn km. Nếu là Lan, bạn sẽ hỏi người bán xe thế nào để có thể biết được người ấy có thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng xe như bạn mong muốn hay không?(nêu 3 cách hỏi giúp Lan trong tình huống này và cho biết cách hỏi nào có thể đem lại câu trả lời chính xác nhất). Hãy nêu 3 chiến thuật mà bạn biết, cách vận dụng chiến thuật và cho ví dụ cụ thể ? 3.4.2. Bạn muốn mua một chiếc xe máy và không muốn trả cao hơn 1.800 USD. Trong khi đó người bán lại không sẵn sàng bán thấp hơn 2.000 USD. Đánh giá tính khả thi của cuộc đàm phán này? Nếu là người bán bạn sẽ nói gì với khách hàng? Hãy nêu 3 chiến thuật mà bạn biết, cách vận dụng chiến thuật và cho ví dụ cụ thể ? 3.4.3. Một khách hàng nói với người bán quần áo: “ Giá quần áo ở cửa hàng chị đắt hơn 20.000đ/1SP so với đối thủ cạnh tranh”. Nếu là người bán hàng, bạn sẽ nói gì với khách hàng để có thể thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn?( đưa 3 cách thuyết khách hàng trong tình huống này). Hãy nêu 3 chiến thuật mà bạn biết, cách vận dụng chiến thuật và cho ví dụ cụ thể ? 3.4.4. Vợ chồng Long đã có 1 con trai, và đang dự định sinh thêm một bé nữa vào năm tới. Căn nhà đang thuê sẽ trở nên quá chật nếu có thêm 1 thành viên nữa vì vậy vợ chồng Long dự định sẽ thuê một căn hộ khác rộng hơn trước khi sinh, có nhiều phòng để tiện sinh hoạt và ở cách cơ quan vợ Long khoảng 2 km(vợ Long làm GV trường ĐH Kinh tế Quốc Dân), giá thuê khoảng 7 triệu. Hãy giúp vợ chồng Long xác định mục tiêu cụ thể(nhu cầu? phạm vi và giới hạn đàm phán). Nêu 3 phương án thay thế được tốt nhất cho tình huống trên. 57 3.4.5. Công ty Bia Sài Gòn thực hiện một chương trình khuyến mãi trong tháng 6 năm 2011 (Bắt đầu từ ngày 1/6 – 30/6). Nội dung khuyến mãi là: “Khách hàng uống bia tại các quán ăn, nhà hàng trên toàn thành phố, uống 5 chai được tặng 1 chai”. Chương trình này đã được Công ty thông báo bằng văn bản đến tất cả các nhà phân phối từ ngày 20/5 và các nhà phân phối có trách nhiệm thông báo cho các điểm bán lẻ biết trước ngày 25/5 để chuẩn bị thực hiện. Chương trình khuyến mãi này đã được đồng loạt thực hiện tại các điểm bán từ ngày 1/6. Tuy nhiên đến ngày 20/6 nhà hàng Ngọc Anh ở Quận Bình Tân mới nhận được thông tin khuyến mãi. Chủ nhà hàng rất bức xúc đã khiếu nại lên Công ty Bia Sài Gòn đòi bồi thường thiệt hại vì chủ nhà hàng cho rằng trong 3 tuần đầu tháng 6, nhà hàng không được áp dụng khuyến mãi bia nên bị thiệt hại rất lớn. Sau một số lần gặp gỡ giữa đại diện Công ty và chủ nhà hàng, phía đại diện Công ty đã xin lỗi chủ nhà hàng và đề nghị bồi thường cho chủ nhà hàng lượng bia mà nhà hàng chưa được khuyến mãi trong thời gian trên. Tuy nhiên, chủ nhà hàng không chấp nhận lời đề nghị của đại diện công ty mà đòi phía công ty phải bồi thường ngoài số lượng bia khuyến mãi còn phải bồi thường cả phần doanh số bán đồ ăn bị giảm do khách hàng bỏ đi quán khác trong thời gian khuyến mãi là 200 triệu đồng. Đại diện công ty cũng không chấp nhận yêu cầu bồi thường của chủ nhà hàng vì cho rằng yêu cầu đó không có cơ sở. Hai bên đang ở thế giằng co chưa thống nhất được lập trường. Hãy đưa ra 3 hướng giải quyết và chọn một hướng giải quyết tốt nhất. Dựa vào những nguyên tắc đàm phán trong giao tiếp kinh doanh. 58 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Nội dung chủ yếu của các giai đoạn trong đàm phán? 2. Bạn làm gì để hiểu nhu cầu của mình và của đối tác đàm phán? 3. Trong các cuộc đàm phán, bạn làm thế nào để tìm kiếm các giải pháp thỏa mãn nhu cầu của mình và cả đối tác đàm phán? 4. Theo bạn, việc chuẩn bị nào là khó khăn nhất? Bạn sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn đó? 5. Nếu đối tác đàm phán không cởi mở trong vấn đề chia sẻ thông tin, Bạn sẽ làm gì để họ sẵn sàng chia sẻ hơn? 6. Bạn là người thường đưa ra đề nghị trước hay là người nhận đề nghị? Vì sao bạn làm như vậy? 7. Nếu gặp tình huống đàm phán không có vùng chồng lấn, bạn sẽ làm gì? 8. Khi thương lượng rơi vào bế tắc, bạn sẽ làm gì? 9. Những khó khăn mà bạn thường gặp phải khi kết thúc 1 cuộc đàm phán? 10. Hãy chia sẻ một số chiến thuật mà bạn từng áp dụng thành công trong cuộc sống? 59 CHƯƠNG 4. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI VIỆC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH Các doanh nghiệp Việt Nam thường bước vào cuộc đàm phán với tư thế khá bị động, thiếu chuẩn bị về con người và thông tin về đối tác. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài không chỉ thu thập thông tin về đối tác mà còn tìm hiểu cả phong tục tập quán và văn hóa. Các chương trên cho chúng ta thấy những vấn đề lý thuyết bao quát về đàm phán kinh doanh, các nội dung chủ yếu trong một cuộc đàm phán kinh doanh.. Trong chương này sẽ cung cấp cho chúng ta một số những bài học thực tiễn về đàm phán trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt nam. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn, những điều cần tránh và những điều nên làm để có thể dành phần thắng trong đàm phán kinh doanh. Đây cũng chính là những bài học giúp cho các doanh nghiệp Việt nam trở thành nhà đàm phán chuyên nghiệp hơn khi tham gia đàm phán với các đối tác nước ngoài. 4.1. Những lý do doanh nghiệp Việt nam thua khi đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thua ngay trên sân nhà chỉ trong khâu đầu tiên trong các thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp khi sắp đàm phán mới gõ cửa các cơ quan xúc tiến thương mại để nhờ dò hỏi thông tin về đối tác, trong khi để có thể phân tích kỹ lưỡng các thông tin như thế đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, chúng ta thường không hiểu được tâm lý và các hành vi cư xử của đối tác. Việc lựa chọn người tham gia đàm phán cũng chưa được thực hiện một cách kỹ càng và không thật sự xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình thương thuyết, mà còn mang tính chiếu lệ, cho đầy đủ ban bệ. Việc thay đổi trưởng nhóm thương thuyết một cách bất ngờ, không có lý do chính đáng có thể gây tâm lý không thoải mái, nghi ngại cho phía đối tác nước ngoài trong suốt thời gian còn lại của quá trình đàm phán. Chủ tịch một công ty nước ngoài, khi đến làm việc tại Việt Nam, cho biết đã tìm hiểu khá kỹ về phong tục, tập quán của người Việt Nam thông qua báo chí, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ông. Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, ông đã tạo được thiện cảm với phía đối tác. Ông cho rằng, một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là các đàm phán viên chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng đàm phán. Họ thường thiếu linh hoạt trong việc tìm kiếm các giải pháp mới và thường quá tập trung vào vấn đề đang được đàm phán, mà quên đi một 60 phần rất quan trọng của quá trình đàm phán là tạo dựng được một bầu không khí mang tính hợp tác và chia sẻ, cảm thông. Do không chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp thường không có chiến lược đàm phán hiệu quả cũng như các kịch bản tình huống dự phòng. Trong các cuộc đàm phán với ba đối tác Việt Nam, ông chủ tịch công ty nói trên đã chuẩn bị rất nhiều phương án tình huống khác nhau cho từng đối tác. Cách ông đặt vấn đề và tiếp cận từng đối tác cũng không giống nhau. Trong khi đó, các đối tác Việt Nam hoàn toàn không có các kịch bản dự phòng. Một số công ty tham dự đàm phán với thái độ cứng nhắc và những điều kiện của họ gần như là bất di bất dịch, ngay cả với những điểm ít quan trọng có thể thỏa hiệp được. Họ luôn có thái độ e ngại khi phía đối tác nước ngoài đưa ra các yêu cầu mới. Điều này đã gây cho phía đối tác nước ngoài ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp và khả năng thích ứng trong kinh doanh. Trong khi ấy, một doanh nghiệp khác đã dễ dàng chấp nhận điều kiện của ông đưa ra sau khi mặc cả... lấy lệ. Sau buổi đàm phán, ông chủ tịch cho biết kết quả đạt được vượt xa mọi dự kiến của ông, vì ông nghĩ sẽ phải mất nhiều thời gian để “kì kèo mặc cả” về các điều kiện. Trong một vài cuộc đàm phán khác, các thành viên của phía đối tác Việt Nam thường bị phân tán bởi lợi ích cá nhân như các chuyến đi khảo sát, phần trăm hoa hồng của các hợp đồng hoặc vị trí trong liên doanh. Chính vì những lợi ích cá nhân này mà đôi khi các nhà đàm phán đã đặt bút ký vào những hợp đồng với các điều khoản có lợi cho phía đối tác nước ngoài. Thường tình huống này hay xảy ra với các doanh nghiệp nhà nước hơn là các doanh nghiệp tư nhân hay cổ phần. Với triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới trong một tương lai gần, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực, trong đó có việc nâng cao hiệu quả của các cuộc đàm phán kinh doanh. Cần có thái độ nhìn nhận nghiêm túc về tầm quan trọng của các cuộc đàm phán, phải xem đàm phán như là mắt xích quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, cần chuẩn bị tốt về nhân lực và thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc đàm phán. Trong quá trình đàm phán phải tranh thủ để tạo dựng mối quan hệ tốt với đối tác, phải linh hoạt và có các kịch bản tình huống dự phòng. Nên đề ra các mục tiêu cần đạt được theo thứ tự ưu tiên để khi cần thiết có những bước nhân nhượng hợp lý mà vẫn không bị rơi vào thế bị động.Công tác chuẩn bị tốt với các mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp doanhnghiệp giảm thiểu được tình trạng tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình đàm phán. Một cuộc đàm phán được coi là thành công nếu như cả hai phía đều cảm thấy mình được nhiều hơn mất, hai bên cùng tạo dựng được một sự thông cảm, tin tưởng lẫn nhau và quyết tâm hợp 61 tác vì lợi ích chung. 4.2. Văn hóa trong đàm phán kinh doanh quốc tế Xu hướng toàn cầu hóa khiến cho các cuộc đàm phán thương lượng không phải chỉ diễn ra trong một quốc gia mà còn có thể diễn ra giữa các đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau. Sự khác biệt văn hóa giữa các bên dường như tạo ra các trở ngại cho tiến độ thương lượng. Mong đợi sự thay đổi cá tính, thói quen, hay định hướng văn hóa của đối tác là điều không thể làm được. Đàm phán là quá trình phức tạp thậm chí giữa các bên trong cùng một quốc gia, và càng phức tạp hơn trong giao dịch quốc tế vì dễ nảy sinh những hiểu lầm do sự khác biệt văn hóa. Nên cố gắng có được những thông tin về văn hóa từ những người đang kinh doanh ở nước ngoài hay những người thành thạo về khu vực thị trường cụ thể. Một nghiên cứu và quan sát nhỏ về hành vi văn hóa có thể là một bước tiến xa trong thương mại quốc tế. Ngược lại, thiếu sự hiểu biết về tập quán của đối tác, các giao dịch kinh doanh có thể bị ảnh hưởng và ngừng trệ. Điều quan trọng là cần hiểu rõ, thông qua việc đọc hay đào tạo, những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh, quan điểm trong quản lý, phương pháp kinh doanh và những thói quen tiêu dùng của đất nước mà mình có kế hoạch thăm viếng. Trước khi đi tới một thị trường mới, chúng ta nên học nhiều về văn hóa để tránh gặp phải những tình huống bối rối. Chẳng hạn, các tập quán liên quan đến quà tặng tưởng đơn giản nhưng cũng rất quan trọng. Ở một số nền văn hóa, việc tặng một món quà không thành có thể bị xem như là điều lăng mạ, trong khi đó ở một số nước thì tặng quà lại bị xem là sự công kích hay gây gổ. Vì vậy các nhà đàm phán cũng cần biết khi nào thì nên tặng quà(lần đầu gặp hay lần sau); địa điểm nào thì thích hợp cho việc tặng (nơi riêng tư hay công cộng); nên tặng loại quà gì; màu sắc gì; và nên tặng số lượng là bao nhiêu cho phù hợp. Ở Nhật Bản người ta hay tặng nhau quà ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên. Người Pháp cũng thích được tặng quà. Ngược lại, ở Đức việc tặng quà hầu như không có và cũng không được coi trọng. Tặng quà cũng không phải là một tập quán thông thường ở Bỉ hay ở Anh nhưng nếu bạn được đối tác mời tới nhà thì hoa là món quà rất phù hợp. Những tập quán liên quan đến trao đổi danh thiếp trong giao dịch cũng có thể coi là một phần quan trọng trong thủ tục kinh doanh của mỗi nước. Chẳng hạn như phong cách nhận danh thiếp và đút ngay vào túi của người phương Tây có thể bị cho là khiếm nhã ở Nhật Bản. Kiểu cách được cho là đúng mực là nhìn tấm danh thiếp một cách chăm chú, đọc kỹ phần chức danh, cơ quan của người đó và thừa nhận việc đó thông qua một cái gật đầu với hàm ý rằng mọi thông tin đã được người nhận nắm rõ, và cũng có thể đưa ra một số câu hỏi hay bình luận một cách lịch sự. 62 Ở Mexico thường có phong tục hỏi thăm về gia đình và vợ con trong khi ở Trung Đông thì điều này lại bị cho là cấm kỵ. Vỗ nhẹ vào lưng một đồng nghiêp Mỹ để chúc mừng là điều rất bình thường, nhưng ở Nhật Bản hành động đó bị coi là bất lịch sự. 4.2.1. Những lưu ý khi đàm phán với một nền văn hóa khác - Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa của những người bạn định đàm phán. - Đề phòng đưa ra nhận định chủ quan về văn hóa. - Tìm hiểu phong cách về chiến lược và chiến thuật cần đàm phán làm cho thích nghi với con người, vấn đề và hoàn cảnh - Ngôn ngữ là vấn đề quan trọng để liên kết giữa các nền văn hóa và giữa những người đàm phán, nhưng nó cũng có thể là rào cản nếu chúng ta không biết. - Cẩn thận về ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa kèm theo. - Với những nền văn hóa khác nhau cần có những kiểu đàm phán khác nhau. 4.2.2. Một số kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài - Bắt đầu đàm phán: Đừng bao giờ nói "Vâng” với đề nghị đầu tiên Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hy vọng đạt được Có phản ứng trước từng đề xuất của đối tác Viện cấp quyết định cao hơn hoặc "kẻ đấm người xoa” Đừng bao giờ đề nghị nhượng bộ ngang bằng Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên (Bế tắc không hẳn là ngõ cụt hoàn toàn). Luôn đề nghị thỏa hiệp Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo của bạn. - Trong quá trình đàm phán: Đừng bao giờ bó hẹp nội dung đàm phán vào một vấn đề Trong đàm phán không phải tất cả mọi người đều có mối quan tâm giống nhau Giá cả không phải lúc nào cũng là vấn đề quan trọng nhất. Đừng quá tham lam Khi đàm phán đã kết thúc hãy tặng lại cho đối tác một vài nhượng bộ nhỏ. Ví dụ: một dịch vụ bổ trợ không quan trọng. Bạn cần hiểu rõ phong cách đàm phán của bản thân và cố gắng sửa đổi cho thích nghi với đối tác Chuẩn bị thật kỹ cho đàm phán. - Kết thúc đàm phán: Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng lợi hay 63 không? Đàm phán với một số đối tác ở châu Âu Cần nhạy cảm với nguồn gốc dân tộc, đặc tính văn hóa 4.3. Một số khác biệt cơ bản giữa văn hóa phương đông và phương Tây 4.3.1. Phương Đông Chú trọng đến tập thể, ít năng động, có khuynh hướng buôn bán với nhau lâu dài, sống theo đạo đức... - Đàm phán với đối tác Nhật Bản: Rất coi trọng ứng xử qua điện thoại. Khi điện thoại cho đối tác, cần xưng hô rõ ràng tên cá nhân và tên công ty, cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại khi họ đang bận. Cần ghi trước ra giấy những điểm cần nói Quyết định chậm (suy nghĩ kỹ càng), do vậy khó đoán được quyết định Thường quan sát rất kỹ lưỡng Khi có quan hệ lâu dài thì thường gửi người tới hỗ trợ hoặc kiểm tra Rất kín đáo trong các quan hệ và chuyện cá nhân Độ tin cậy cao Luôn giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để đối tác phải chờ là nguyên tắc Coi trọng hình thức: Đây được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc gìn giữ phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín công ty. Cách làm của người Nhật là “ xuất phát từ hình thức”, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức sau đó tiếp tục cụ thể hoác dần nội dung. Trước một cuộc họp, bản tóm tắt về nội dung cuộc họp phải được phát. Đọc trước bản tóm tắt, nắm bắt nội dung chính của cuộc họp và chuẩn bị ý kiến của mình được coi là việc làm không chỉ cho người phát biểu mà cho tất cả mọi người tham gia. Sự coi trọng hình thức không chỉ được thể hiện qua các tài liệu giấy tờ như văn thư, sổ kế toán của công ty mà nhiều yếu tố khác cũng được thiết lập dưới những hình thức thống nhất. Con dấu và danh thiếp Người nước ngoài cho rằng con dấu dễ bị làm giả hơn chữ kí bằng tay và hoài nghi không biết có cách nào để phân biệt thật giả, nhưng ở Nhật. Bản quy định đóng dấu trên các văn bản chính thức, chứ không dùng chữ kí. Chữ kí không có hiệu lực pháp lý, do vậy các cá nhân cũng như công ty, các cơ quan Chính phủ đều có con dấu riêng của mình và dùng nó trong các văn bản chính thức. Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên 64 bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. được tiến hành dưới hình thức những bữa ăn tối. Có khi người Nhật vừa chúc rượu vừa bàn bạc chuyện kinh doanh đến tận những chi tiết cụ thể, bữa ăn tối cũng còn là dịp để trao đổi thông tin. Những nét tinh thần độc đáo hình thành qua lịch sử lâu đời được thế hệ người Nhật ngày nay kế tục, song đồng thời quá trình quốc tế hoá đã tạo nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn hoá mới cũng làm cho cả người Nhật và công ty Nhật Bản dần dần thay đổi. Nhân viên của các công ty Nhật Bản trải qua quá trình đào tạo, giáo dục và tích lũy kinh nghiệm thực tế trong công việc, khi được cử sang các chi nhánh ở nước ngoài phải đối mặt với việc thích ứng với nền văn hoá của nước đó. Vì vậy, làm sao để giữ gìn được bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc, đồng thời hoà nhập được với cộng đồng quốc tế là một vấn đề lớn mà mỗi một cá nhân và công ty của Nhật Bản đều quan tâm. - Đối tác Ấn Độ/Pakistan Đơn đặt hàng nhỏ hoặc rất nhỏ, nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Họ có thể kinh doanh mọi thứ nếu cảm thấy có lợi Luôn luôn yêu cầu giảm giá, chiết khấu dù chỉ 1 đồng. Khi thanh toán thường không thanh tóan đủ hoặc kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn. Họ sẽ cố gắng lập quan hệ khi nói chuyện để yêu cầu giảm giá. 4.3.2. Phương Tây: chú trọng vai trò cá nhân, năng động hơn, thích thách thức, coi trọng lợi ích cá nhân và thường sống theo pháp luật... Nắm nhiều thông tin về các dân tộc châu Âu nhưng không theo mẫu rập khuôn bởi hiện tại đây là một cộng đồng các dân tộc đa dạng hơn bao giờ hết; Chuẩn bị tốt và tự tin; Linh hoạt khi trao đổi và không ngại đưa ra các câu hỏi - Đối tác Anh: Hẹn làm việc trước, hãy đến đúng giờ nhưng đừng đến sớm. Người Anh ít hỏi những vấn đề liên quan đến cá nhân Là một xã hội phân biệt giai cấp, mặc dù hiện nay vấn đề này đang dần thay đổi Quan tâm đến nền tảng (tiểu sử), danh tiếng của công ty. Thường sử dụng biện pháp yêu cầu báo giá với khối lượng lớn và đặt hàng với khối lượng nhỏ hơn để tìm hiểu giá sàn và yêu cầu giảm giá. Tương đối lịch sự khi đàm phán Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất 65 Lưu ý về ngôn ngữ tiếng Anh (của người Anh) Thích các loại private brands (các nhãn hiệu của các nhà phân phối). - Đối tác Pháp: Họ làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì vậy thường gây ấn tượng là người không lịch sự lắm Thường niềm nở và thân mật, tự hào về văn hóa và khả năng hùng biện của dân tộc mình Thích thắng trong cuộc tranh luận về tính hợp lý của vấn đề mình đưa ra. Trong đàm phán "Vâng" tức là "Có thể", "Không" tức là chúng ta hãy cùng thỏa thuận Hệ thống lãnh đạo trong các doanh nghiệp Pháp rất tập trung từ cao xuống thấp. Hãy luôn đến đúng giờ và đừng làm hỏng bữa ăn vì có ý bàn chuyện kinh doanh trong khi dùng bữa. Thường không phải người quyết định cuối cùng Credit term thường là 90 ngày Đưa ra quyết định và thực hiện thường chậm hơn một số nước khác như Đức, Hà Lan do không đi thẳng vào vấn đề Rất thích được tặng quà Rất quan trọng mối quan hệ cá nhân và thường cố gắng thể hiện sự quan trọng của mình - Đối tác Đức: Phong cách ứng xử lễ nghi hơn người Mỹ. Hẹn đúng giờ là yêu cầu rất quan trọng Luôn đi thẳng vào vấn đề. Tập trung vào thỏa thuận hợp đồng hơn là giữ mối quan hệ giữa các bên đối tác. Quyết định nhanh, thực hiện nhanh Luôn xác nhận bằng văn bản. Thích các hợp đồng thật chi tiết và thực hiện chính xác các hợp đồng đó. Không thích thay đổi hợp đồng khi đã soạn thảo xong. Không chấp nhận sự sai sót. Rất chú ý đến các chức danh: Ví dụ Ngài Giáo sư Michel. - Đối tác Hà Lan: Không lịch sự và hòa nhã như người Pháp nhưng mưu cầu quan hệ dài hạn Luôn thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề Luôn yêu cầu về giá Thường là người quyết định và họ là người làm tất cả 66 - Đối tác Ý Thường hãnh diện về đất nước của họ về các di tích, đội bóng… Thích quan hệ cá nhân Thường họ sẽ giới thiệu nhiều nhưng không có nghĩa là họ thực hiện theo sự giới thiệu của họ. Độ tín dụng không cao lắm do vậy nên yêu cầu L/C at sight là điều kiện thanh tóan an toàn - Đối tác Hoa Kỳ Luôn muốn mình là lớn nhất hoặc tốt nhất Thường thể hiện khuynh hướng cá nhân, cho mình là người có quyền quyết định Kiểm tra chắc chắn trước khi quyết định mọi vấn đề (không quyết định khi gặp lần đầu tiên) Đơn đặt hàng thường rất lớn Nếu là khách hàng lớn và có uy tín thường không chịu mở L/C ngay từ đầu 67 Bảng 4.1. Một số khác biệt cơ bản giữa văn hóa phương Đông và phương Tây Vấn đề Phương Tây Phương Đông Phong tục tập quán Chú trọng tới các quyền, mục đích, ý muốn riêng của từng người Chú trọng tới tính cộng đồng, cái riêng được coi là một phần của cái chung. Đổi mới Coi trọng ý nghó mới, cách thực hiện tốt nhất cơng việc đang làm Coi trọng phong tục, tính kế thừa và sự duy trì cấu trúc xã hội hiện tại Năng động Có tính năng động cao. Khơng cần thiết phải có mối quan hệ cá nhân đậm đà và vững chắc mới được coi là tiền đề cho giao dịch Ít năng động hơn. Những người đồng sự kinh doanh có khuynh hướng buơn bán với nhau lâu dài và thường khoan dung cho nhau những khuyết điểm của người kia (ở một mức độ nhất định) Diễn cảm Mạnh dạn biểu hiện cảm xúc một cách tự nhiên Thường hay bộc lộ cảm xúc mạnh ở nơi cơng cộng Đối chất Việc thách thức, đối chất và ngạo mạn là những điều thuộc về bản chất trong nhiều mối quan hệ Hợp tác đạt mục tiêu chung và tránh mọi hành vi làm mất mặt Mất uy tín Sau khi thua trận ( mất uy tín), vẫn có thể hành động bình thường “Mất mặt” là một điều hết sức xấu và tổn hại tới cơng việc sau này. Quan điểm đối với số liệu Việc quyết định có khuynh hướng dựa vào tính hợp lý và dựa trên cơ sở các số liệu tổng quát Việc quyết định có xu hướng vào trực giác Cách suy nghó Bắt đầu từ việc quan sát sự vật xung quanh và thận trọng rút ra một nguyên lý hành động cho một tình huống cụ thể. Đó là kiểu suy nghó “từ dưới lên” Bắt đầu với những nguyên lý chung của hành động và được gắn vào các tình huống. Đó là kiểu suy nghó “ từ trên xuống” Người đàm phán Người đàm phán thường là một ủy viên điều hành của cơng ty Người chủ cơng ty thường là người đàm phán Tập trung Một nhà kinh doanh thường có những việc khác nhau trong đầu kết hợp với việc đàm phán hiện tại Hướng suy nghó vào một mục tiêu duy nhất. Họ chỉ nghó về giao dịch hiện tại Thời gian Thời gian là một mối bận tâm chủ yếu Cơng việc đạt được kết quả mỹ mãn có giá trị hơn cơng việc được thực hiện đúng tiến độ Luật pháp và đạo Tơn trọng luật pháp . Hợp đồng là cơ bản Sống theo đạo dức. Cảm giác tín nhiệm là cơ bản. 68 đức 4.4. Một số điều cần tránh để không thất bại trong đàm phán kinh doanh - Nói quá nhỏ: Nếu nói quá nhỏ khi đàm phán sẽ làm đối tác không tập trung và có thể dẫn đến hiểu lầm. Vì vậy cần phải nói đủ nghe rõ, ngắn gọn và nên nói chậm hơn lúc bình thường. Như thế đối tác sẽ có thời gian để nghe, tiếp nhận và hấp thụ các thông tin, lý lẽ mà nhà đàm phán muốn truyền đạt. - Không nhìn vào mắt đối tác đàm phán: Sẽ gây cảm giác không thiện cảm, không tin tưởng, thậm chí gây nghi ngờ từ phía đối tác, nhìn vào mắt đối tác khi đàm phán, vừa thể hiện sự tự tin, quan tâm của mình vừa đem lại tin cậy cho đối tác. - Không có kế hoạch cụ thể: Cuộc đàm phán không có kế hoạch cụ thể định trước sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Nếu có nhiều nội dung, lĩnh vực đàm phán thì cần phải phân loại, sắp xếp trước để tránh lẫn lộn khi đàm phán. - Không thông báo trước nội dung đàm phán khi thỏa thuận lịch đàm phán với đối tác: Điều này có thể làm cho buổi đàm phán thương thuyết sẽ thất bại và nhiều khi thất bại với lý do đáng buồn như nhầm nội dung đàm phán hay phía công ty đối tác cử nhầm người ra đàm phán vì không rõ nội dung sẽ đàm phán. - Ðể cho đối tác quá nhiều tự do, quyền chủ động khi đàm phán: Nếu đối tác nói quá nhiều thì người đàm phán nên chủ động, khéo léo, cắt ngang hay đổi hướng bằng những câu hỏi hợp lý để cùng nhau quay về nội dung chính của đàm phán. Có nhiều trường hợp đối tác lợi dụng gặp gỡ đàm phán để quảng cáo, đàm phán bán một mặt hàng hòan toàn khác. - Ðưa hết tất cả thông tin, lý lẽ trình bày thuyết phục ra ngay từ đầu buổi đàm phán: Như vậy, chẳng khác gì nhà đàm phán đã “bắn hết đạn” ngay từ lúc đầu mà không hiệu quả. Hãy sử dụng lần lượt các thông tin, lý lẽ thuyết phục của mình cho từng nội dung hay từng thắc mắc tìm hiểu của đối tác. Nên nhớ rằng đối tác cần có thời gian để tiếp nhận, “tiêu hóa” các thông tin trước khi bị thuyết phục để đi đến thống nhất trong đàm phán. - Lảng tránh ý kiến phản đối hay nghi ngờ từ phía đối tác: Ðiều đó chỉ làm cho đối tác càng có lý do khẳng định ý kiến phản đối hay nghi ngờ của họ và từ đó sẽ gây ra định kiến trong suốt quá trình đàm phán. Vì vậy, cần phải hỏi lại thắc mắc của đối tác và kiên nhẫn trả lời bằng tất cả các lý lẽ thông tin của mình. - Không chuẩn bị trước các giới hạn cần thiết khi đàm phán: Ðiều này đã hạn chế rất nhiều phạm vi đàm phán khi không thể có những linh hoạt nhân nhượng trong chừng mực có thể. Và như thế, không chỉ gây thất bại cho lần đàm phán thương thuyết này mà còn tạo ra định kiến và báo trước thất bại cho cả những lần đàm phán 69 sau. - Người đàm phán tìm cách áp đảo đối tác: Người đàm phán giỏi không tìm cách áp đảo, dạy bảo đối tác mà nên tự đặt mình là người thể hiện tinh thần học hỏi khi đàm phán. Không nên có những lời lẽ, cử chỉ mang tính áp đảo gây mất cảm tình, khó chịu cho đối tác. 70 mại. 4.5. Một số vấn đề lưu ý trong đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh thương Trong hoạt động thương mại thì hợp đồng thương mại còn đóng vai trò là một phương tiện rất quan trọng để bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên trong hợp đồng, giúp các bên kiểm soát và dự báo được lợi nhuận cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Hình thức của hợp đồng thương mại là đa dạng, từ những bản hợp đồng rất đơn giản với những thỏa thuận cũng rất đơn giản và ngắn ngọn đến những bản hợp đồng phức tạp, đồ sộ được soạn thảo công phu bởi những luật sự giỏi, dày dặn kinh nghiệm trên thế giới và có hiệu lực áp dụng vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động và có vốn hiểu biết pháp luật vững vàng nhằm có được ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thương trường qua đó đạt hiệu quả cao trong kinh doanh không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn phải đứng vững trên thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, nhất là đối với cơ chế mở và một nền kinh tế thị trường đang theo xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên, do sự chủ quan và không được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ,các doanh nghiệp thường gặp phải những tổn thất không đáng có dẫn tới sự thua thiệt, tổn thất rất lớn trong kinh doanh và thậm chí là phá sản. Theo thống kê mới nhất hiện nay thì các vướng mắc, tranh chấp đã và đang diễn ra tập trung phần lớn trong quá trình đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng. Vì vậy, trong phami vi có giới hạn, phần này đề cập đến hợp đồng thương mại và những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện loại hợp đồng này: Những vẫn đề cần lưu ý khi soạn thảo, đàm phán hợp đồng thương mại: 4.5.1. Lưu ý chung: - Về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng: Ví dụ, nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá, thì pháp luật có liên quan là những văn bản pháp luật về thương mại, dân sự, cụ thể là Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại (LTM), Luật Đầu tư, Luât Doanh nghiệp v.v.. các văn bản pháp luật hướng dẫn các Luật nêu trên; Nghị định hướng dẫn LTM về mua bán hàng hoá, Nghị định quy định danh mục các mặt hàng hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện hoặc cấm kinh doanh. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì kiến thức về thói quen thương mại, thông lệ, tập quán quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các cam kết Quốc tế song phương, đa phương, và cam kết trong khu vực của Việt Nam, pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của các bên cũng là những kiến thức và thông tin rất quan 71 trọng liên quan trực tiếp đến nội dung cũng như tính hợp pháp, hợp lệ của hợp đồng. Bên cạnh đó, những người liên quan trực tiếp đến quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng còn phải rà soát, lưu ý đến toàn bộ những văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung, lĩnh vực của hợp đồng. - Khi soạn thảo hợp đồng, người soạn thảo cần phải bảo đảm các yếu tố như: Bảo đảm về mặt hình thức của hợp đồng: Trong trường hợp nào mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thi phải tuân theo các quy định đó. Đối với một số loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực thì những loại hợp đồng đó phải được đem đi công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực. Bảo đảm về mặt nội dung của hợp đồng: Về nguyên tắc, nội dung của hợp đồng có các bên tự thoả thuận theo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng và thiện chí với nhau. Tuy nhiên, Pháp luật cũng yêu cầu nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội. Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự. o Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: căn cứ vào các Điều 17, 18 và 19 của BLDS thì người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên và người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy, theo quy định này thì chỉ có người nào có đủ từ 18 tuổi trở lên mới bằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn những trường hợp khác chưa đủ 18 tuổi thì khi giao kết, xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự nào đó phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Quy định này nhằm bảo vệ các giao dịch khi được xác lập phải được xác lập bởi những người có đủ khả năng để tự nhân danh mình quyết định mọi hành vi của mình, đảm bảo không gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp người đã đủ 18 tuổi nhưng lại mắc bệnh như bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác gây ra tình trạng mất năng lực hành vi thì cũng không được tự mình giao kết hợp đồng mà phải có đại diện pháp luật. Tương tự như vậy, đối với những người từ 6 tuổi đến duới 18 tuổi khi giao kết hợp đồng cũng phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý. o Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân: Về nguyên tắc, thời điểm tổ 72 chức, doanh nghiệp hay pháp nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Pháp luật doanh nghiệp được coi là nguồn pháp lý chủ yếu điều chỉnh/quy định năng lực hành vi dân sự của tổ chức/doanh nghiệp/pháp nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp/tổ chức đó hoạt động trong lĩnh vực nào thì sẽ chịu thêm sự điều chỉnh của văn bản pháp luật của lĩnh vực đó, ví dụ pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, ngân hàng tín dụng, bảo hiểm v.v..Thông thường năng lực hành vi của pháp nhân hay tổ chức được tính kể từ thời điểm doanh nghiệp đó được thành lập về mặt pháp lý thừa nhận sự tồn tại về mặt pháp lý, ví dụ như kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh, cấp giấy phép thành lập hoặc ngày mà pháp luật quy định phải khai trương hoặc phải đăng ký thì mới được coi là đã thành lập. Và chỉ khi các doanh nghiệp, tổ chức hoặc pháp nhân được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Theo quy định của BLDS thì năng lực dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Quy định này có nghĩa rằng sự hình thành pháp luật và được pháp luật công nhận thì pháp nhân đó có năng lực dân sự đầy đủ, có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình. o Đại diện cho tổ chức/pháp nhân và đại diện uỷ quyền: Đây là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến vị trí pháp lý của các bên cũng như đến hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 139 thì người đại diện phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đại diện cho tổ chức/pháp nhân thông thường được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân. Trong thực tiễn, việc uỷ quyền cũng được ghi nhận trong một loạt các tài liệu có giá trị chứng cứ khác như quy chế hoạt động của tổ chức đó, quyết định quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lãnh đạo và thành viên của doanh nghiệp và kể cả trong thông báo chào hàng v.v… Và những giấy tờ này, về nguyên tắc có giá trị hợp lệ để chứng minh cho việc phân công của lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức đối với các lãnh đạo và thành viên khác của tổ chức/doanh nghiệp đó. - Khi tham gia soạn thảo, ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền. 4.5.2. Các lưu ý cụ thể khác: - Giải thích thuật ngữ: Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại, thông lệ, tập quán và pháp luật quốc tế, có nhiều nội dung hợp đồng như hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng thuê hàng hoá v.v… là những hợp đồng mang 73 tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành đặc thù. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học là rất quan trọng. Việc làm này là cần thiết nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về cách hiểu của nội dung đó cũng như kiểm soát được tình trạng áp dụng tuỳ tiện các điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng. - Mục lục hợp đồng: Tuỳ thuộc vào từng loại hợp đồng, nội dung, quy mô và tính chất của hợp đồng mà các hợp đồng ngoài bản chất thì còn có các mục lục hợp đồng. Mục lục hợp đồng là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho quá trình soạn thảo, đàm phán và thực thi hợp đồng. - Điều khoản về cách thức giải thích hợp đồng: Trong trường hợp hợp đồng không có các điều khoản về khái niệm, giải thích thuật ngữ và khi điều khoản của hợp đồng có thể giải thích theo nhiều cách khách nhau thì phải chọn cách giải thích phù hợp nhất, khoa học nhất để giải thích cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: giải thích theo tập quán; giải thích đặc trong mối liên hệ tổng thể của hợp đồng; giải thích có lợi cho bên yếu thế v.v… - Trong quan hệ làm ăn, chữ “tín” là một trong những tiêu chí tối cao mà các bên đều hướng tới nhằm xây dựng các mối quan hệ thương mại lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, tiêu chí “tin tưởng nhau” để phục vụ cho mục đích “sinh lợi” của hoạt động thương mại không chỉ phải được thể hiện bằng số lượng giao dịch, thời gian làm ăn với nhau, giá trị hợp đồng mà càng tin nhau thì các bên càng phải rõ ràng, sòng phẳng về các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhau trong bản hợp đồng. Như đã đề cập rất nhiều lần trong phạm vi bài viết này đó là hợp đồng có chức năng rất quan trọng trong việc giúp các bên dự liệu, dự báo và tính toán được lợi nhuận và rủi ro của mình. Hợp đồng giúp các bên gia tăng lợi nhuận và cũng giúp các bên hạn chế, kiểm soát được rủi ro mà trong quá trình kinh doanh có thể gặp phải. Xuất phát từ quan điểm đó, trong quá trình soạn thảo, đàm phán, tư vấn hợp đồng cũng như tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể, các nội dung như (i) Quy định điều khoản về sửa đổi, bổ sung hợp đồng; (ii) Quy định rõ về thời hiệu của hợp đồng;(iii) Lưu ý về các điều khoản bồi thường thiệt hại; (iv) Quy định cụ thể tên, địa chỉ, số giấy phép kinh doanh, đại diện có thẩm quyền và số tài khoản giao dịch của đối tác tham gia hợp đồng; (v) Điều khoản mang tính mô tả đối tượng hợp đồng; (vi) thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; (vii) thời điểm chuyển quyền sở hữu;(viii) thời điểm chuyển rủi ro; (ix) ngôn ngữ sử dụng trong họp đồng; (x) các điều khoản về giải quyết tranh chấp, về bất khả kháng phải được coi là những điều 74 khoản quan trọng, cần được lưu ý và thỏa thuận kỹ lưỡng CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. Bạn thường mắc lỗi gì trong các cuộc thương lượng, đàm phán? Bài học rút ra? 2. Bạn đã từng đàm phán với đối tác nước ngoài hoặc trong nước nhưng có các văn hóa vùng miền khác nhau chưa? Nếu rồi, bạn có gặp khó khăn gì trong quá trình đàm phán với họ? 3. Theo bạn, những điểm cần chú ý khi ký kết hợp đồng thương mại là gì? Nghệ thuật kinh doanh tóm gọn trong 26 chữ cái A - Z Một doanh nhân đã chia sẻ với mọi người về nghệ thuật kinh doanh bằng những lời khuyên nằm trong bảng chữ cái từ A – Z. A - Attitude – Thái độ tích cực: Trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp váp , dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và suy nghĩ tích cực, đồng thời truyền sự lạc quan này đến các cộng sự và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình. B - Bold – Kiên định: Cho dù hoàn cảnh kinh doanh có lúc thăng trầm thì bạn vẫn phải giữ vững lập trường, không từ bỏ mục tiêu và không để giấc mơ lụi tàn. C - Courteous, charming & candid – Lịch thiệp, say mê & bộc trực: Ba tính cách này thường hòa quyện với nhau ở những doanh nhân thành đạt. D - Determined – Quyết tâm: Quyết tâm để biến những ý tưởng thành hiện thực E - Energy – Năng lượng: Đừng phí sức vào những việc vô ích F - Staying Focused – Luôn tập trung: Phải biết tập trung vào những vấn đề quan trọng, chứ không lan man với các tiểu tiết G - Gregarious and generous – Hòa đồng và rộng lượng: Hòa đồng và rộng lượng để kết giao thêm nhiều bạn mới phòng khi cần đến họ. H - Humor – Hài hước: Óc hài hước sẽ giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn. Một lời nói đùa vui vẻ hay một lời bình luận dí dỏm có thể giải tỏa bầu không khí căng thẳng. I - Innovation – Cách tân: Đây là chìa khóa không thể thiếu cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh. J - Juggle – Khả năng xử lý: Năng lực này sẽ giúp bạn xử lý nhiều nhiệm vụ một lúc mà không sợ sai lầm. K - Kooby – Độc đáo: Ý tưởng độc đáo, thậm chí táo bạo là cái rất cần trong 75 kinh doanh, vì nó tạo ra sự khác biệt L - Lead – Dẫn dắt: Những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất luôn biết cách dẫn dắt mọi người đi theo con đường đã vạch. M - Mentor – Người bảo trợ: Doanh nhân còn là người bảo trợ và chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức với người khác. N - Naturally – Tự nhiên: Hãy thoải mái khi điều hành doanh nghiệp giống như là óc kinh doanh có sẵn trong AND di truyền của bạn. O – Optimistic – Lạc quan: Đây là yếu tố rất cần trong kinh doanh nhưng cũng không nên quá xa rời thực tế. P – Pleasantly persistent – Kiên trì trong sự thoải mái: Kỹ năng này giúp bạn duy trì sự cân bằng để có thể đi xa Q – Question – Đặt câu hỏi: Không bao giờ từ thỏa mãn dù lúc công việc làm ăn đang tốt nhất, mà phải dự báo cả những cơ hội lẫn bất trắc. R – Remarkable – Đặc biệt: Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải đặc biệt và sản phẩm dịch vụ của bạn cũng phải đặc biệt thì mới nổi bật được trong rừng đối thủ cạnh tranh. S – Strategic – Chiến lược: Chiến lược là tấm bản đồ đưa bạn đi đến mục tiêu, dù bản đồ có khi phải chỉnh lại chỗ này chỗ khác. T – Technically competent – Nền tảng chuyên môn: Một doanh nhân giỏi phải biết tự trang bị cho mình một nền tảng kiến thức và bổ sung liên tục để cải thiện sức cạnh tranh. U - Unflappable – Điềm tĩnh: Khi kinh doanh không diễn ra như ý muốn, bạn cần giữ được sự bình tĩnh để không phạm sai lầm khi giải quyết vấn đề. V – Value – Tạo dựng giá trị: Các doanh nhân nào xây dựng dược giá trị cho thương hiệu, khách hàng sẽ đến với họ. W - Wow - Ấn tượng: Bạn phải tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng khi giao tiếp để họ không quên bạn. X – eXtraodinary eXperiences – Trải nghiệm khác thường: Nên tạo ra những trải nghiệm thú vị với khách hàng, như một bữa ăn sáng trong không gian đẹp chẳng hạn, để họ còn quay trở lại nhiều lần trong tương lai. Y – Young at heart – Trẻ mãi không già: Các doanh nhân thành đạt không hề già khi nghĩ đến việc học và bổ sung kiến thức. Z- Zealous – Nhiệt huyết: Nhiệt huyết với công việc, với nhân viên và với khách hàng là yếu tố không thể thiếu ở các doanh nhân thành đạt. 76 77 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CHƯƠNG 1. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 1. Cấu trúc: - Thời lượng giảng dạy lý thuyết: 60% - Thời lượng cho thực hành: 40% 2. Phương pháp: - Giảng dạy lý thuyết lấy người học làm trung tâm - Trong quá trình học lý thuyết sẽ có một số bài tập tương tác giữa giáo viên và học viên, giữa các học viên với nhau. CHƯƠNG 2. ĐÀM PHÁN – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1. Cấu trúc: - Thời lượng giảng dạy lý thuyết: 60% - Thời lượng cho thực hành: 40% 2. Phương pháp: - Giảng dạy lý thuyết lấy người học làm trung tâm - Trong quá trình học lý thuyết sẽ có một số bài tập tương tác giữa giáo viên và học viên, giữa các học viên với nhau. CHƯƠNG 3. CÁC GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH 1. Cấu trúc: - Thời lượng giảng dạy lý thuyết:50% - Thời lượng cho thực hành: 50% 2. Phương pháp: - Giảng dạy lý thuyết lấy người học làm trung tâm - Trong quá trình học lý thuyết sẽ có một số bài tập tương tác giữa giáo viên và học viên, giữa các học viên với nhau. - Học viên giải quyết các bài tập tình huống cuối chương - Chia nhóm làm bài tập xây dựng tình huống CHƯƠNG 4. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI VIỆC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH 1. Cấu trúc: - Thời lượng giảng dạy lý thuyết: 60% - Thời lượng cho thực hành: 40% 2. Phương pháp: - Giảng dạy lý thuyết lấy người học làm trung tâm - Trong quá trình học lý thuyết sẽ có một số bài tập tương tác giữa giáo viên và 78 học viên, giữa các học viên với nhau. - Chia nhóm làm bài tập TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. George H.ross , Đàm phán theo phong cách của Trump, NXB Văn Hóa Thông tin, 2008 2. Vương Thị Kim Thanh, Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống Kê, 3. Business Edge, Đàm phán trong kinh doanh – Cạnh tranh hay hợp tác, NXB Trẻ, 2006 4. Dr. Rick Brinkman – Dr. Rick Kirschner, Ứng xử với những người khó chịu, NXB Tổng hợp TP HCM, 2008 5. Harvard Business school Press, Đàm phán hiệu quả, NXB Dân trí, 2009 6. Nguyễn Tiến Đức, nghệ thuật đàm phán, NXB Văn hóa thông tin, 2007 7. Harvard business esentials, Các kỹ năng quản lý hiệu quả, NXB tổng hợp TP HCM, 2006 8. Steven P. Cohen, Đàm phán thành công, NXB tổng hợp TP HCM, 2008 9. http://dantri.com.vn/vieclam/Loi-trong-dam-phan-kinhdoanh/2007/9/195611.vip 10. . http://my.opera.com/hai2hai/blog/2008/01/26/dam-phan-trong-kinh-doanh 11. .http://www.kinhdoanh.com/Home/news/Dam-phan-phi-chinh-thuc-con-daohai-luoi.html 12. .http://www.kinhdoanh.com/Home/Quan-tri/Huong-dan/Tiem-thuc-va-damphan-kinh-doanh.html 13. http://www.anhnd.net/diary/cac-muc-do-cua-viec-lang-nghe/ 14. http://ctxhtth.vicongdong.vn/news/view.aspx?newsId=48671369)
BÍ QUYẾT ĐÀM PHÁN THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH PHẦN 5
Đăng bởi Nguyễn Văn Luân vào lúc 22/07/2020